Sản phẩm mỹ phẩm được kiểm nghiệm như thế nào? Đâu là tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỹ phẩm?

Kiểm nghiệm mỹ phẩm là một công đoạn bắt buộc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đảm bảo cơ sở kinh doanh thực hiện đúng theo quy định của Bộ y tế về thành phần mỹ phẩm, công thức điều chế mỹ phẩm, quy trình sản xuất… để sản phẩm cuối cùng khi tung ra thị trường đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Theo thông tư 06/2011/TT-BYT của Bộ Y Tế: Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm là một phần bắt buộc của Hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (hồ sơ PIF). Do đó, doanh nghiệp khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cần đặc biệt chú ý đến nguồn nguyên liệu sản xuất, các thành phần trong mỹ phẩm.

Tại sao cần phải kiểm nghiệm sản phẩm mỹ phẩm?

Kiểm nghiệm mỹ phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh xác định được những yếu tố sau đây:

- Giúp kiểm tra thành phần, hóa chất có trong mỹ phẩm qua đó xác định tính an toàn của sản phẩm đối với người sử dụng.

- Phát hiện nhanh chóng những sai sót trong quy trình sản xuất mỹ phẩm, nhờ đó khắc phục những nhược điểm, hiệu chỉnh kịp thời chất lượng sản phẩm để mỹ phẩm được sản xuất đạt tiêu chuẩn hơn.

- Đánh giá chất lượng mỹ phẩm, nâng cao uy tín về thương hiệu, tạo dựng nhanh chóng niềm tin cho người sử dụng sản phẩm mỹ phẩm.

- Để công bố chất lượng của mỹ phẩm và sản phẩm đó có thể được lưu thông ra ngoài thị trường theo luật pháp.

- Là một trong những bước đầu khá quan trọng để có thể kiểm tra và giám sát sản phẩm định kỳ.

Tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỹ phẩm

Có rất nhiều tiêu chuẩn kiểm nghiệm mỹ phẩm nhưng trong bài viết này, HC Cosmetic sẽ tóm tắt cho bạn 2 tiêu chuẩn quan trọng nhất, bắt buộc phải có sau đây:

Giới hạn kim loại nặng

Theo quy định về quản lý mỹ phẩm của bộ Y Tế, có 3 kim loại nặng bị giới hạn là Chì, Thủy Ngân và Asen. 

Những chất này sẽ bị giới hạn về nồng độ khi đưa vào thành phần mỹ phẩm. Cụ thể: nồng độ cho phép của Chì có trong mỹ phẩm chiếm khoảng 20 phần triệu; của Thủy ngân chiếm khoảng 1 phần triệu và Asen là 5 phần triệu.

Sở dĩ việc bắt buộc giới hạn 3 chất này trong kiểm nghiệm mỹ phẩm là do những chất trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như mạng sống của người sử dụng. Khi kinh doanh mỹ phẩm, doanh nghiệp cần chú ý kỹ về vấn đề này, tránh đi vào con đường vì mục tiêu lợi nhuận mà cho liều lượng quá mức cho phép, gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

Trong nhiều trường hợp, các cơ sở kinh doanh gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của xã hội và cho sức khỏe con người còn có thể bị truy tố trước pháp luật.

Giới hạn vi sinh vật

Giới hạn vi sinh vật trong mỹ phẩm quy định, nếu giới hạn là trẻ em dưới 3 tuổi hay những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp  với vùng mắt hoặc niêm mạc thì chỉ tiêu giới hạn vi sinh vật với tổng số vi sinh vật đếm được là =< 500 cfu/g. 

Một số loại vi sinh vật như P.aeruginosa, S.ảueus, C.albicans thì không được có trong 0.1g hoặc 0.1 ml mẫu thử. 

Phương pháp kiểm nghiệm mỹ phẩm - Sản phẩm mỹ phẩm được kiểm nghiệm như thế nào?

Có hai cách để kiểm nghiệm mỹ phẩm là kiểm nghiệm trên động vật và kiểm nghiệm bằng cách xét nghiệm mẫu. 

Tuy nhiên, kiểm nghiệm bằng cách xét nghiệm mẫu là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả vì quy trình kiểm nghiệm đơn giản, nhanh chóng, không gây ảnh hưởng đến số lượng động vật trên thế giới.

Bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về tiêu chuẩn và các phương pháp kiểm nghiệm mỹ phẩm trong kinh doanh. Nếu doanh nghiệp của bạn đang muốn kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa có đủ điều kiện để sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn chất lượng thì có thể tìm đến các đối tác gia công chất lượng, uy tín.

Nhà máy gia công mỹ phẩm HC cung cấp cho các đối tác những hình thức gia công mỹ phẩm sau đây:

Gia công thành phẩm

Gia công trọn gói

Liên hệ đặt gia công để được tư vấn đầy đủ nhất

Hotline: 0962 897 085

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH MỸ PHẨM HACHI VIỆT NAM

Hotline tư vấn miễn phí: 0962 897 085

Địa chỉ: Lô P, Khu CN Đồng Văn II, Duy Tiên, Hà Nam

Văn phòng: Lô 9B, Cụm TTCN Hai Bà Trưng, P. Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.